PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV NHIỆM KỲ 2020-2025
Đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách cho học sinh theo Nghị định số 116 và Nghị định số 81 của Chính Phủ
Lượt xem: 416
Nhằm đánh giá kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và hỗ trợ gạo cho học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, Đoàn giám sát theo Nghị quyết số 70/NQ-TTHĐND của Thường trực HĐND đã tổ chức giám sát tại một số cơ quan, đơn vị và thống nhất nội dung làm việc với UBND tỉnh để tiếp tục triển khai có hiệu quả chế độ, chính sách cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 

Trong thời gian qua, chính sách hỗ trợ học sinh ở xã, thôn  đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 và chính sách hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/7/2021 của Chính phủ luôn được các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn quan tâm thực hiện nghiêm túc, kịp thời và đồng bộ nhiều giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện; nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của phụ huynh học sinh và người dân trong quá trình tổ chức thực hiện.

 Từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2024, có 1.207.614 lượt học sinh được thụ hưởng chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 với tổng kinh phí thực hiện: 1.561.824,8 triệu đồng, tổng số gạo hỗ trợ: 19.237.184,99 kg. Theo đó, có 182.574 lượt học sinh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn với kinh phí thực hiện là 787.315,08 triệu đồng; có 62.657 lượt học sinh được hỗ trợ tiền nhà ở với kinh phí là 61.131,61 triệu đồng; có 182.574 lượt học sinh được hỗ trợ gạo với số lượng là 19.237.184,99 kg. Đối với chính sách hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/7/2021 của Chính phủ, có 779.809 lượt học sinh được thụ hưởng với tổng kinh phí thực hiện: 713.438,11 triệu đồng.

Cơ bản các đơn vị trường học đều thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc thành lập các Ban chỉ đạo, Tổ công tác bán trú; lập sổ theo dõi tình hình tiếp nhận, sử dụng gạo; thực hiện ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng thực phẩm; hàng ngày có lưu mẫu thực phẩm theo quy định… Công tác chi trả chế độ, chính sách được các đơn vị thực hiện cơ bản kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức hỗ trợ; chưa có đơn, thư, khiếu nại, tố cáo của phụ huynh liên quan đến việc thực hiện các chính sách nêu trên. Đối với các trường không tổ chức nấu ăn tập trung và chính sách hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81, nhà trường lập danh sách và thực hiện chi trả trực tiếp cho học sinh hoặc phụ huynh học sinh; đối với các trường tổ chức nấu ăn bán trú, học sinh nộp lại tiền ăn và gạo hỗ trợ cho nhà trường, trong quá trình tổ chức nấu ăn nếu tiền ăn và gạo còn dư sẽ trả lại cho các em. Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập, tạo điều kiện cho các em học sinh được đến trường, đến lớp. Công tác nấu ăn tập trung, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, chất lượng nuôi dưỡng học sinh từng bước được cải thiện. Một số đơn vị trường học đã có những giải pháp, cách làm đổi mới để thực hiện có hiệu quả công tác nấu ăn bán trú cho các em học sinh. 

anh tin bai

Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Mường La

Công tác quản lý, giáo dục học sinh được các đơn vị trường học thực hiện nghiêm túc, có nề nếp; góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giảm dần tỉ lệ bỏ học giữa chừng. Cụ thể: tỉ lệ học sinh bỏ học toàn ngành giảm từ 4,24% năm học 2020 - 2021 đến năm học 2022-2023 giảm xuống 3%. Kết quả tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2023-2024 so với năm học 2020 - 2021 như sau: Số trẻ huy động trẻ mầm non ra lớp có 91.240 trẻ, trong đó có 15.928 trẻ nhà trẻ, tỉ lệ huy động đạt 36,2% (tăng 4%); có 75.321 trẻ mẫu giáo, tỉ lệ huy động đạt 99% (tăng 0,4%). Riêng trẻ 5 tuổi có 26.904 trẻ, tỉ lệ huy động đạt 100% (tăng 0,1%); tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,91% (tăng 0,01%); tỉ lệ huy động học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,1% (tăng 0,1%); tỉ lệ học sinh hoàn thành THCS học tiếp lên THPT đạt 70,1% (tăng 5,1%), trong đó tuyển sinh vào lớp 10 THPT đạt 57,8%, tỉ lệ tuyển sinh vào lớp 10 các trung tâm GDTX đạt 12,3%.

Có thể nói chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở, hỗ trợ gạo và hỗ trợ chi học tập cho học sinh đã mang lại hiệu quả thiết thực, là nguồn động viên, giúp đỡ các em học sinh ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn an tâm đến trường; góp phần hỗ trợ hiệu quả cho ngành giáo dục và đào tạo duy trì ổn định sĩ số, giảm tình trạng học sinh bỏ học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, góp phần ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.

anh tin bai

Đoàn giám sát kiểm tra công tác quản lý và tổ chức nấu ăn bán trú tại trường Tiểu học và THCS Tà Hộc

Bên cạnh những mặt đã đạt được, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã nhận định, đánh giá rõ những khó khăn, vướng mắc; tồn tại, hạn chế cần được khắc phục và tháo gỡ kịp thời như:

Cơ quan chuyên môn chưa kịp thời hướng dẫn và có văn bản trả lời các địa phương trong việc thực hiện chế độ chính sách cho học sinh các bản đặc biệt khó khăn của các xã vùng III được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới do đó một số trường gặp lúng túng trong thực hiện chính sách nấu ăn, ở bán trú của các em học sinh và quản lý tài sản của nhà trường.

Việc công khai, minh bạch thu chi tài chính; công khai khẩu phần, chất lượng bữa ăn của học sinh trên trang thông tin điện tử của các Phòng Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo chưa được các đơn vị trường học và các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.

Việc cấp phát hỗ trợ 02 lần/năm học, trung bình mỗi học sinh được nhận 60-70kg gạo/lần là chưa phù hợp, khó khăn trong quá trình cấp phát, bảo quản và sử dụng gạo; một số trường học phải tìm phương án để đảm bảo có gạo nấu ăn cho học sinh.

Mức hỗ trợ theo Nghị định số 116 chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho các em học sinh trong điều kiện giá cả thị trường tăng như hiện nay; mặt khác, nguồn kinh phí này còn phải trích lại một phần để chi mua chất đốt để nấu ăn cho học sinh.

Một số trường học không phải là trường Phổ thông dân tộc bán trú đóng trên địa bàn xã khu vực I có học sinh thường trú bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi theo học nhưng các đối tượng này không được hưởng chế độ, chính sách do Nghị định số 116 chỉ quy định hỗ trợ cho học sinh học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn.

Cơ sở vật chất của một số đơn vị trường học để tổ chức nấu ăn, ở bán trú cho học sinh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; hệ thống nhà ở bán trú, nhà ăn, bếp ăn, công trình vệ sinh chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đảm bảo quy chuẩn, chủ yếu là nhà lắp ghép, nhà tạm có diện tích sử dụng hạn chế nên chưa đảm bảo yêu cầu về chỗ ăn, ở, vệ sinh và an toàn cháy, nổ cho các em học sinh.

Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, do các trường không được bố trí nhân viên y tế học đường; một số đơn vị trường học chưa thực hiện ký hợp đồng với các đơn vị chức năng hoặc nhân viên y tế để thực hiện kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một bộ phận lớn phụ huynh học sinh đi làm ăn xa, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em, còn phó mặc cho nhà trường nên công tác giáo dục, rèn luyện, thông tin trao đổi việc học tập của học sinh giữa nhà trường và gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để hưởng chính sách. Một bộ phận phụ huynh học sinh nhận thức chưa đầy đủ trong việc sử dụng nguồn kinh phí, gạo hỗ trợ chưa đúng mục đích.

Qua kiểm tra thực tế tại một số đơn vị trường học còn có việc thực hiện chưa đảm bảo theo quy định trong công tác lập, thẩm định hồ sơ xét duyệt hưởng chế độ chính sách của học sinh; một số trường tổ chức nấu ăn bán trú chưa thành lập các Ban chỉ đạo, Ban quản lý nấu ăn cho học sinh hoặc thành lập nhưng chưa đầy đủ thành phần theo quy định; thực đơn ăn hàng ngày của học sinh còn chưa đa dạng, ít thay đổi; việc chi trả chế độ, chính sách chưa đúng thời gian yêu cầu; việc theo dõi học sinh ăn bán trú chưa thường xuyên dẫn đến việc chi trả tiền, gạo thừa cho học sinh mỗi cuối tháng chưa sát với thực tế; việc nộp trả ngân sách nhà nước số tiền thừa do học sinh bỏ học, nghỉ học còn chậm….

anh tin bai

Kiểm tra bữa ăn bán trú của các em học sinh

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị đối với: UBND tỉnh 06 kiến nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo 02 kiến nghị và UBND các huyện, thành phố thực 05 kiến nghị, tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau:

Một là, kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định số 116, trong đó xem xét bổ sung đối tượng được hưởng chính sách là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực I vùng dân tộc và miền núi; nâng mức hỗ trợ đảm bảo dinh dưỡng, chi phí sinh hoạt và các chi phí cần thiết để tổ chức ăn, ở bán trú cho học sinh; điều chỉnh mức gạo hỗ trợ cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng cấp học và số lượng hợp lý với thời gian sử dụng. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng Cục dự trữ Quốc gia thực hiện việc cấp phát gạo cho học sinh được thụ hưởng theo Nghị định số 116 đảm bảo kịp thời, phù hợp với thời gian học tập của học sinh.

Hai là, quan tâm, ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học ở vùng đặc biệt khó khăn, có tổ chức bán trú cho học sinh. Tăng cường huy động các nguồn lực của địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ các trường tổ chức công tác chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú.

Ba là, hướng dẫn các huyện, thành phố lập dự toán kinh phí thực hiện các chế độ chính sách đảm bảo theo quy định; ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh về thực hiện quy trình, thủ tục lập hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ đảm bảo theo Nghị định số 116 và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81, không làm phát sinh thủ tục hành chính, không đúng quy định gây rườm rà, không cần thiết.

Bốn là, có kế hoạch, giải pháp nghiêm túc khắc phục đối với những tồn tại, hạn chế đã được Đoàn giám sát chỉ ra. Thường xuyên kiểm tra đối với các đơn vị trường học trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo đúng đối tượng, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ; kiểm tra, giám sát việc chi trả chế độ cho học sinh; hướng dẫn các đơn vị trường học triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng trình tự.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các trường có tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú; thực hiện công khai thực đơn, đơn giá bữa ăn hàng ngày của học sinh; thực hiện công khai, minh bạch trên cổng thông tin điện tử của đơn vị.

Sáu là, chỉ đạo các đơn vị trường học phối hợp với chính quyền địa phương quan tâm, tăng cường công tác quản lý học sinh ở trong dân; quan tâm tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống để giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Nhật Linh

VIDEO CLIP
Báo cáo hình ảnh Một số hoạt động nổi bật của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện năm 2024 (Nguồn: sonlatv.vn)
  • Báo cáo hình ảnh Một số hoạt động nổi bật của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện năm 2024 (Nguồn: sonlatv.vn)
  • Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng năm mới Giáp Thìn 2024 (Nguồn: baosonla.org.vn)
  • Lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14 HĐND tỉnh khóa XV (nguồn sonlatv.vn)
  • Kiến nghị giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan chủ quản dự án đường bộ cao tốc đoạn Hòa Bình Mộc Châu (nguồn: quochoitv.vn)
  • 10 kết quả nổi bật của tỉnh Sơn La năm 2022 (nguồn: sonlatv.vn)
  • Sơn La khát vọng phát triển xanh (nguồn: STV và VTV1)
  • Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh dự sinh hoạt chi bộ bản Chan Chiềng, xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn
  • Thắm mãi tình hữu nghị Việt Lào
  • Tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam Lào, hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào
  • Đến Phiên chợ 0 đồng của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội dành riêng cho trẻ em nghèo vùng cao (nguồn: quochoitv.vn)
Trang đầu « 1 2 3 » Trang cuối 
Đồng chí Nguyễn Thái Hưng - Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc Kỳ họp
Đồng chí Nguyễn Thái Hưng - Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc Kỳ họp
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp
Đại biểu dự kỳ họp
Đại biểu dự kỳ họp
Đồng chí Nguyễn Hữu Đông - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Sơn La trao đổi với các đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp
Đồng chí Nguyễn Hữu Đông - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Sơn La trao đổi với các đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp
Đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp tại điểm cầu huyện Sốp Cộp
Đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp tại điểm cầu huyện Sốp Cộp
Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết
Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết
Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh báo cáo kết quả thẩm tra
Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh báo cáo kết quả thẩm tra
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA 
    Địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La     
Giấy phép xuất bản số: 09/GP-TTĐT ngày 19/11/2021
Điện thoại: 02123.850.036;  Email: hdnd@sonla.gov.vn