PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV NHIỆM KỲ 2020-2025
Trả lời kiến nghị cử tri gửi đến trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV của các bộ, ngành Trung ương
Lượt xem: 56
anh tin bai

      * Kiến nghị cử tri: Đề nghị trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án hình sự năm 2019 theo hướng bổ sung thời hạn giải quyết, xử lý đối với người bị kết án tử hình sau khi xét xử phúc thẩm, Toà ăn nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định không kháng nghị Giám đốc thẩm, tái thẩm và chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (ân giảm hoặc thi hành) để việc thi hành án tử hình không bị đình trệ, kéo dài gây áp lực đối với người bị kết án tử hình, thân nhân người bị kết án tử hình cũng như công tác quản lý người bị kết án tử hình, hạn chế quá tải giam giữ so với quy mô giam giữ đã được xây dựng.

      Trả lời của Bộ Công an (Công văn số 42/BCA-V01 ngày 06/01/2025): Hiện nay, Bộ Công an đang chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội. Trong quá trình xây dựng Luật, Bộ Công an sẽ nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi một số nội dung (trong đó có một số nội dung như cử tri nêu) để phù hợp với thực tế hiện nay.

       * Kiến nghị cử tri:

      - Đề nghị nghiên cứu bố trí kinh phí xây dựng Trại tạm giam mới cho Công an tỉnh Sơn La đảm bảo hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả công tác giam giữ trong tình hình hiện nay.

      - Đề nghị nâng mức chế độ ăn, ăn thêm đối với người bị giam giữ nói chung và đối với bị án tử hình nói riêng theo quy định hiện hành còn thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

       Trả lời của Bộ Công an (Công văn số 4650/BCA-V01 ngày 25/12/2025):

      1. Ngày 30/01/2023, Bộ Công an đã phê duyệt Quyết định số 450/QĐ-BCAHO2 về việc đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La với tổng mức đầu tư 15,2 tỷ đồng.

Về bổ sung kinh phí xây dựng Trại tạm giam mới cho Công an tỉnh Sơn La bảo đảm hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả công tác giam giữ trong tình hình hiện nay, Bộ Công an đang rà soát, tổng hợp nhu cầu đầu tư của Công an các địa phương để sớm có phương án cho phù hợp.

      2. Tiêu chuẩn ăn của phạm nhân được quy định tại Điều 48 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 118/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự, theo đó: Phạm nhân được tiêu chuẩn định lượng ăn mỗi tháng là 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 05 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác: Tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc than.

      Bên cạnh đó, tại điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 118/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 của Chính phủ còn quy định phạm nhân được bổ sung mức ăn từ nguồn kết quả lao động, học nghề. Như vậy, chế độ ăn hiện nay của phạm nhân đã từng bước được tăng thêm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta và cơ bản đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của phạm nhân, giúp họ yên tâm học tập, cải tạo tốt.

      * Kiến nghị cử tri: Đề nghị Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn về chính sách trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đối với viên chức giáo dục được quy định bởi Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019.

      Lý do: Tại Điều 2 về đối tượng áp dụng có quy định: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ..., đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo Điều 6. Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định: Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hiện nay, một số giáo viên thuộc các trường vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi và trường có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được Hiệu trưởng phân công đến dạy tại điểm trường (bản) thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên cùng địa bàn của đơn vị hành chính cấp xã (thời gian tối thiểu là 9 tháng - một năm học). Tại Nghị định số 76/2019/NĐCP ngày 08/10/2019 của Chính phủ không quy định bộ, ngành trung ương ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định, nên chưa có cơ sở để chi trả chế độ cho giáo viên hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nêu trên.

      Trả lời của Bộ Nội vụ (Công văn số 134/BNV-TL ngày 07/01/2025):

      1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và chỉ được nhận một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, trường hợp giáo viên được cấp có thẩm quyền quyết định phân công đến nhận công tác tại các điểm trường thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu quy định tại Điều 6 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP.

      2. Tại khoản 3 Điều 6 và điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định: “Đối với trợ cấp lần đầu nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đối tượng nhận công tác chi trả. Trường hợp biệt phái thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái chi trả”.

      * Kiến nghị cử tri: Đề nghị trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố hình sự năm 2015 (BLTTHS) theo hướng bổ sung thời hạn giải quyết, xử lý đối với người bị kết án tử hình sau khi xét xử phúc thẩm, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (ân giảm hoặc thi hành) để việc thi hành án tử hình không bị đình trệ, kéo dài gây áp lực đối với người bị kết án tử hình, thân nhân người bị kết án tử hình cũng như công tác quản lý người bị kết án tử hình, hạn chế quá tải giam giữ so với quy mô giam giữ đã được xây dựng.

      Trả lời của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Công văn số 5586/VKSTC-V14 ngày 18/12/2024): Thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang tiến hành việc xây dựng, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu, rà soát quy định BLTTHS để báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội vào tháng 3/2025. Để giải quyết bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quy định của BLTTHS về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ghi nhận kiến nghị này để tổng hợp nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết tại Báo cáo nghiên cứu, rà soát quy định BLTTHS nêu trên.

      * Kiến nghị cử tri:

      (1) Đề nghị xem xét sửa đổi khoản 2 Điều 42 Luật Đầu tư công theo hướng trình tự, thủ tục dự án đầu tư công khẩn cấp thực hiện theo quy định tại khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020; về quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ.

      Lý do: Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 có quy định về vốn đầu tư công (bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật). Như vậy đối với công trình xây dựng khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công thì trình tự, thủ tục quyết định đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Tuy nhiên cũng là công trình xây dựng khẩn cấp nhưng sử dụng vốn dự phòng ngân sách (vẫn là vốn ngân sách nhà nước) thì thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 130 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020, dẫn đến chưa thống nhất giữa các luật, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện công trình (dự án) khẩn cấp tại địa phương.

      (2) Đề nghị xem xét bổ sung quy định về trường hợp chương trình, dự án phải tạm dừng, dùng, huỷ bỏ dự án. Lý do: Thực tế có phát sinh các chương trình dự án đã quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư nhưng khi triển khai vì nhiều lý do khác nhau phải tạm ngừng, dùng thực hiện, song Luật Đầu tư công chưa quy định về việc tạm dừng, dừng, hủy bỏ dự án dẫn đến lúng túng trong triển khai thực hiện.

      Trả lời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 10575/BKHĐT-TH ngày 20/12/2024): Đối với kiến nghị của cử tri, Chính phủ đã tiếp thu và trình Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công số 58/2024/QH15.

      * Kiến nghị cử tri: Điều 38, Luật Ngân sách năm 2015 quy định 7 nội dung chi đối với ngân sách địa phương nhưng không có nội chi “hỗ trợ, tài trợ”. Tỉnh Sơn La có trên 274 km đường biên giới tiếp giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào; có 17 xã biên giới với 268 bản, trong đó 73 bản giáp biên thuộc các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Sông Mã và Sốp Cộp. Do vậy việc hỗ trợ, tài trợ các huyện, các tỉnh giáp đường biên giới là cần thiết nhằm giữ gìn mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam – Lào và mối quan hệ giữa các huyện, các tỉnh giáp ranh trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống ma túy trên địa bàn biên giới. Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 38, Luật Ngân sách nhà nước theo hướng bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương nội dung chi “hỗ trợ, tài trợ”.

      Trả lời của Bộ Tài chính (Công văn số 14210/BTC-HTC-HCSN ngày 24/12/2024): Ngày 29/11/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật số 56/2024/QH15 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính (nội dung sửa đổi, bổ sung Luật NSNN có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2025); trong đó:

       - Tại điểm c khoản 4 Điều 4 quy định: “Bổ sung điểm i vào sau điểm h khoản 9 như sau: i) Quyết định chi viện trợ. Chính phủ quy định chi tiết điểm này”;

       - Tại điểm c khoản 6 Điều 4 quy định: “6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 38 như sau:...c) Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 như sau: 40. Chi viện trợ”.

      Căn cứ quy định của Luật số 56/2024/QH15 nêu trên, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật, trong đó có chi viện trợ cho nước ngoài từ nguồn ngân sách địa phương cấp tỉnh, như đề nghị của Đoàn Quốc hội tỉnh Sơn La.

      * Kiến nghị cử tri: Đề nghị xem xét ban hành Thông tư quy định chế độ thù lao biểu diễn đối với diễn viên, đội tuyên truyền lưu động cấp huyện. Lý do: Ngày 16/7/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 48/2024/TT-BTC bãi bỏ Điều 3, Điều 4 và khoản 2 Điều 5 Thông tư số 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 11/3/2016 của Liên bộ Tài chính - Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và cấp huyện. Do đó, Trung tâm Truyền thông - Văn hóa cấp huyện hiện nay không có cơ sở, căn cứ để chi trả thù lao cho diễn viên, tuyên truyền viên khi tham gia các hoạt động, trong đó bao gồm cả việc chi trả thù lao cho diễn viên, tuyên truyền viên khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

      Trả lời của Bộ Tài chính (Công văn số 14515/BTC-HTC-HCSN ngày 30/12/2024):

      1. Thông tư số 75/2024/TT-BTC ngày 16/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đã quy định cụ thể về mức chi thù lao cho các hoạt động tập luyện, biểu diễn của diễn viên, người tham gia cuộc thi, ngày hội, giao lưu, liên hoan, trình diễn, tái hiện, thực nghiệm.

      2. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong lĩnh vực văn hóa không có nội dung giao Bộ Tài chính hướng dẫn về nguồn kinh phí, nội dung chi và mức chi đặc thù đối với đội tuyên truyền lưu động cấp huyện. Tiếp thu ý kiến của củ trị, Bộ Tài chính đã có công văn số 7371/BTC-HCSN ngày 16/7/2024 đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) báo cáo Chính phủ về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực văn hóa để quy định hoặc giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính hướng dẫn về nguồn kinh phí, nội dung, mức chi đặc thù đối với đội tuyển truyền lưu động cấp huyện nhưng đến nay, Bộ Tài chính chưa nhận được ý kiến của Bộ VHTTDL về nội dung trên. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ VHTTDL ngay khi có đề xuất.

      Mặt khác, theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các chế độ chỉ ngân sách đối với một số nhiệm vụ chỉ có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Vì vậy, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La có thẩm quyền trong việc ban hành chế độ chi đặc thù đối với diễn viên, đội tuyên truyền lưu động cấp huyện của tỉnh theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.

      * Kiến nghị cử tri: Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh Sơn La thực hiện đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là 02 phà tự hành tại Bến phà Nam Ét, ĐT.116.

       Trả lời của Bộ Giao thông Vân tải (Công văn số 13745/BGTVT-KHCN&MT ngày 18/12/2024):

       1. Liên quan đến nội dung kiến nghị nêu trên, ngày 16/10/2024 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã có Công văn số 4718/UBND-KT gửi Bộ GTVT đề xuất về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng kiểm các phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trên cơ sở kiến nghị, ngày 30/10/2024, Bộ GTVT đã có Công văn số 11777/BGTVT-KHCN&MT chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam khẩn trương rà soát các quy định pháp luật có liên quan, triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng kiểm các phương tiện thủy nội địa hết hạn đăng kiểm trên địa bàn các huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La và 02 phương tiện phà tự hành tại bến Nậm Ét, tỉnh Sơn La bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

      Triển khai chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiến hành ngay các bước công việc chuyên môn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Sơn La; phối hợp làm việc với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện, Công an xã có liên quan và đại diện một số doanh nghiệp vận hành khai thác phương tiện (Ngày 21/10/24: tại bến thuyền Trung Kiên, xã Mường Giảng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; Ngày 22/10/2024: tại bến thuyền bản Tạ Búng, xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Tại các buổi làm việc, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã đề nghị các huyện, xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập hoặc đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa để tạo thuận lợi cho công tác đăng kiểm trên địa bàn; đồng thời kiến nghị với chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Sơn La xem xét, bố trí mặt bằng đảm bảo các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường, an toàn vệ sinh lao động để kêu gọi các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện thủy nội địa có thể đưa nhân lực và thiết bị tới phục vụ nhu cầu đóng mới, sửa chữa của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

        2. Đối với phương tiện là 02 phà tự hành tại Bến phà Nậm Ét, ĐT.116 (gồm 01 phà 30T có số đăng kiểm V26-00031 và 01 phà 30 khách có số đăng kiểm V26-00030) đã đến hạn kiểm định từ 30/10/2024

       Với đặc thù địa hình tại tỉnh Sơn La, đơn vị quản lý, khai thác phà không thể di chuyển 02 phương tiện trên về cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa đủ năng lực kiểm tra, do đó Cục Đăng kiểm Việt Nam đã hướng dẫn Sở GTVT tỉnh Sơn La và Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông 1 Sơn La (là đơn vị quản lý 02 phương tiện phà nếu trên) nghiên cứu triển khai thực hiện đúng nội dung quy định tại Quy chuẩn sửa đổi 1: 2015 QCVN 72/2013.BGTVT (phần 1B, chương 3, mục 3.1.3 (3)).

      Ngày 4/12/2024, Chi cục Đăng kiểm số 1 đã thống nhất với Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông 1 Sơn La và các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh về phương án kiểm tra đối với 02 phà nêu trên theo phương án:

      - Đối với phương tiện Phà 30T (số đăng kiểm V26-00031): Làm nghiêng phương tiện để kiểm tra phần đáy phù hợp với Quy chuẩn 72:2013/BGTVT và các sửa đổi tại phần 1B, chương 3, mục 3.1.3(3).

      - Đối với Phà 30 Khách (số đăng kiểm V26-00030): Kết hợp cùng sử dụng phương án phương tiện ở trên khô, cho phép kiểm tra trên đà nếu ở vị trí đó đăng kiểm thực hiện đầy đủ khối lượng kiểm tra trên đà thoả mãn mục 1.3.3, Chương 1, Phần 2 - Quy định kỹ thuật thuộc QCVN 25:2015/BGTVT.

       Ngày 05 và 06/12/2024, Chi cục Đăng kiểm số 1 đã thực hiện đầy đủ khối lượng kiểm tra định kỳ đối với 02 phà nêu trên (các phương tiện này khi kiểm tra đều không có hạng mục sửa chữa) và đã có kết luận “Phương tiện đã thực hiện đủ khối lượng kiểm tra định kỳ, có kết quả kiểm tra thoả mãn và các phương tiện đủ điều kiện tiếp tục hoạt động theo đúng quy định hiện hành”.

       * Kiến nghị cử tri: 1. Đề nghị quan tâm, bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng mới cầu Vạn Yên trên QL.43 thay thế cho bến phà Vạn Yên để tạo kết nối vùng; tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, trao đổi hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực Vạn Yên, huyện Phù Yên; kết nối Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với các huyện Bắc Yên, Phù Yên, tỉnh Sơn La và với tỉnh Yên Bái, tỉnh Phú Thọ.

       2. Đề nghị quan tâm triển khai chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc đoạn từ huyện Mộc Châu - Thành phố Sơn La trong giai đoạn 2024-2025 và tổng hợp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, đảm bảo hoàn thành trước năm 2030 theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị. Sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư đoạn tuyến cao tốc từ thành phố Sơn La - tỉnh Điện Biên.

       Trả lời của Bộ Giao thông Vận tải (Công văn số 13766/BGTVT-KHCN&MT ngày 18/12/2024):

       1. Về đầu tư xây dựng mới cầu Vạn Yên trên quốc lộ 43

       Cầu Vạn Yên được đầu tư xây dựng sẽ thay thế phà Vạn Yên, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, an toàn, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, đặc biệt kết nối Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với các huyện Bắc Yên, Phù Yên và các huyện của tỉnh Yên Bái, tỉnh Phú Thọ. Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La về nhu cầu đầu tư xây dựng cầu Vạn Yên nhằm phát huy hiệu quả tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho nhân dân, góp phần giải quyết vấn đề lưu thông hàng hóa và hành khách trong vùng.

       Do khó khăn về nguồn vốn nên Bộ Giao thông Vận tải chưa thể bố trí để đầu tư công trình trong giai đoạn 2021 - 2025. Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận kiến nghị của cử tri và trong thời gian tới sẽ phối hợp với UBND tỉnh Sơn La để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét đầu tư cầu Vạn Yên thay thế phà Vạn Yên trong giai đoạn 2026-2030.

      Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức vận hành khai thác pha Vạn Yên đảm bảo an toàn, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực.

       2. Về tuyến cao tốc Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên

      2.1. Về đoạn tuyến cao tốc Mộc Châu - Sơn La: theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Mộc Châu thành phố Sơn La, chiều dài 105 lan, quy mô 04 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Bộ Giao thông Vận tải  thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La về sự cần thiết đầu tư tuyến cao tốc này theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu vận tải, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và phát huy hiệu quả tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đang được đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận kiến nghị của cử tri, trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực, nguyên tắc bố trí vốn theo quy định, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn đầu tư tuyến cao tốc này.

      2.2. Về đoạn tuyến cao tốc Sơn La - Điện Biên: theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến cao tốc Sơn La - Điện Biên, dài 200km, quy mô 4 làn xe, lộ trình đầu tư sau năm 2030. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 538/TTg-CN ngày 23/6/2022 giao UBND tỉnh Điện Biên là cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án xây dựng đường cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang, giai đoạn 1 đoạn từ Tp. Điện Biên Phủ - nút giao Km15 + 800/QL279, chiều dài khoảng 44km, theo hình thức hợp đồng BTL trong giai đoạn 2022 - 2030.

      Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La về sự cần thiết đầu tư tuyến cao tốc Sơn La - Điện Biên để đáp ứng nhu cầu vận tải, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp, hỗ trợ tỉnh Điện Biên và Nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh phương án đầu tư dự án nêu trên. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các địa phương tìm kiếm, huy động các nguồn vốn hợp pháp để sớm triển khai đầu tư đoạn tuyến cao tốc Sơn La - Điện Biên theo quy hoạch.

      * Kiến nghị cử tri:

      1. Đề nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế về hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo hướng có các vị trí việc làm hạng III như: Điều dưỡng hạng III, Hộ sinh hạng III, Dân số viên hạng III, Dược hạng III.

      Lý do: Ngày 17/02/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BYT về hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chúc theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp Y tế công cộng. Theo đó, tại Phụ lục IV, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 của Bộ Y tế, đối với các Trạm Y tế xã, thị trấn tại nhóm vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành chỉ có 7 vị trí, cụ thể: (1) Bác sĩ/Bác sĩ y học dự phòng (hạng III); (2) Y tế công cộng (hạng III); (3) Y sĩ (Hạng IV); (4) Dược hạng IV; (5) Điều dưỡng hạng IV; (6) Hộ sinh hạng IV; (7) Dân số viên hạng IV. Một số viên chức đã đảm bảo điều kiện thăng hạng từ hạng IV lên hạng III sẽ không được xét thăng hạng, như: Dược hạng III, Điều dưỡng hạng III, Hộ sinh hạng III, Dân số viên hạng III.

      Trả lời của Bộ Y tế (Công văn số 8091/BYT-VPB1 ngày 30/12/2024): Căn cứ vào các nguyên tắc xác định vị trí việc làm quy định tại Điều 3 và khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17/02/2023 về việc hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập; theo đó, số lượng người làm việc tối thiểu trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định theo giưởng bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh theo công suất sử dụng giường bệnh trung bình của 03 năm gần nhất; trong cơ sở thuộc lĩnh vực y tế dự phòng và cơ sở giám định được xác định theo quy mô dân số, điều chỉnh theo tính chất, đặc điểm chuyên môn, khối lượng công việc của mỗi cơ sở và đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương; định mức số lượng người làm việc quy định tại Thông tư 03/2023/TT-BYT là số lượng người làm việc tối thiểu của đơn vị sự nghiệp y tế công lập cần bố trí nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế và quyền lợi của viên chức, người lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.

      Trạm Y tế cấp xã là đơn vị y tế cơ sở không có giường bệnh nội trú, việc quy định các vị trí việc làm chức danh dược, điều dưỡng, hộ sinh và dân số viên tại các Trạm Y tế cấp xã thuộc hạng IV phù hợp với nguyên tắc và căn cứ quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tham gia ý kiến với Bộ Nội vụ khi sửa đổi Nghị định số 106/2020/NĐ-CP nêu trên đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn.

      2. Đề nghị nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ tăng mức phụ cấp thường trực của y, bác sĩ, nhân viên công tác trong cơ sở y tế. Lý do: Mức phụ cấp được quy định tại Điều 2 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg về một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở ý tế công lập, rất thấp được xây dựng từ nhiều năm trước, chưa phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.

      Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch và tổ chức xin ý kiến các đối tượng chịu sự tác động để hoàn chỉnh Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành theo quy định.

      * Kiến nghị cử tri: Tại điểm 5 Điều 3 Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 quy định “Ngân sách Trung ương hỗ trợ bình quân 1.600 triệu đồng/km để đầu tư cứng hoá đường giao thông”. Đề nghị xem xét nâng mức hỗ trợ để thực hiện một số nội dung thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 20212030, theo hướng hỗ trợ bình quân từ 1.600 triệu đồng/1km lên 2.200 triệu đồng/1km để giảm bớt vốn đối ứng của địa phương. Vì thực tế tại thời điểm hiện nay chi phí thực hiện được 1km cứng hóa đường giao thông là: 2.500 triệu đồng/1km.

     Trả lời của Ủy ban Dân tộc (Công văn số 70/UBDT-CSDT ngày 15/01/2025): Nguồn vốn đầu tư của Chương trình được tính toán, thiết kế từ khi đề xuất Chương trình, đã được Quốc hội phân bổ vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, về cơ chế và định mức hỗ trợ Nội dung thành phần số 01, Tiểu dự án 1, Dự án 4 theo quy định tại Quyết định 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ “Ngân sách Trung ương hỗ trợ bình quân 1.600 triệu đồng/km để đầu tư cứng hoả đường giao thông”, do vậy việc địa phương đề nghị tăng định mức sẽ làm thay đổi tổng mức vốn đầu tư của Chương trình dẫn đến phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

      Uỷ ban Dân tộc ghi nhận ý kiến của địa phương, xem xét đề xuất nâng mức hỗ trợ để đầu tư cứng hoá đường giao thông thuộc Chương trình giai đoạn2026-2030. Trong trường hợp ngân sách Trung ương không bố trí đủ vốn đầu tư cho tỉnh để thực hiện Nội dung thành phần số 01, Tiểu dự án 1, Dự án 4 địa phương có thể huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

      * Kiến nghị cử tri: Tại điểm a mục 5 Điều 1 Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số quy định “Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán hoặc lễ hội truyền thống. Mức chi tối đa trị giá 500.000 đồng/người/năm” là rất thấp. Đề nghị xem xét nâng mức quà tặng nhân dịp Tết Nguyên đán hoặc lễ hội truyền thống đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giá trị tối đa là 1.000.000 đồng/người/năm.

      Trả lời của Ủy ban Dân tộc (Công văn số 70/UBDT-CSDT ngày 15/01/2025): Tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 08/3/2018 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “...a) Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết hoặc Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tinh) do địa phương lựa chọn. Mức chi tối đa trị giá 500.000 đồng/người/lần và không quá 02 (hai) lần/năm”.

      Uỷ ban Dân tộc ghi nhận kiến nghị của cử tri, sẽ nghiên cứu tham mưu sửa đổi định mức chi tại Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo thống nhất với các chính sách hiện hành./.

 

VIDEO CLIP
Báo cáo hình ảnh Một số hoạt động nổi bật của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện năm 2024 (Nguồn: sonlatv.vn)
  • Báo cáo hình ảnh Một số hoạt động nổi bật của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện năm 2024 (Nguồn: sonlatv.vn)
  • Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng năm mới Giáp Thìn 2024 (Nguồn: baosonla.org.vn)
  • Lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14 HĐND tỉnh khóa XV (nguồn sonlatv.vn)
  • Kiến nghị giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan chủ quản dự án đường bộ cao tốc đoạn Hòa Bình Mộc Châu (nguồn: quochoitv.vn)
  • 10 kết quả nổi bật của tỉnh Sơn La năm 2022 (nguồn: sonlatv.vn)
  • Sơn La khát vọng phát triển xanh (nguồn: STV và VTV1)
  • Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh dự sinh hoạt chi bộ bản Chan Chiềng, xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn
  • Thắm mãi tình hữu nghị Việt Lào
  • Tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam Lào, hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào
  • Đến Phiên chợ 0 đồng của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội dành riêng cho trẻ em nghèo vùng cao (nguồn: quochoitv.vn)
Trang đầu « 1 2 3 » Trang cuối 
Đồng chí Nguyễn Thái Hưng - Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc Kỳ họp
Đồng chí Nguyễn Thái Hưng - Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc Kỳ họp
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp
Đại biểu dự kỳ họp
Đại biểu dự kỳ họp
Đồng chí Nguyễn Hữu Đông - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Sơn La trao đổi với các đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp
Đồng chí Nguyễn Hữu Đông - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Sơn La trao đổi với các đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp
Đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp tại điểm cầu huyện Sốp Cộp
Đại biểu HĐND tỉnh dự kỳ họp tại điểm cầu huyện Sốp Cộp
Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết
Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết
Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh báo cáo kết quả thẩm tra
Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh báo cáo kết quả thẩm tra
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA 
    Địa chỉ: Trung tâm hành chính tỉnh, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La     
Giấy phép xuất bản số: 09/GP-TTĐT ngày 19/11/2021
Điện thoại: 02123.850.036;  Email: hdnd@sonla.gov.vn